Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Mẹo hay rửa sạch đồ dùng nhà bếp

Hãy để công việc nội trợ trở nên dễ dàng hơn với những lời khuyên sau đây.
1. Làm sạch vết bám của trà và cà phê
Cà phê và trà có thể để lại vết bám cứng đầu trong những chiếc ly và cốc. Có nhiều cách để đánh bay những vết bẩn này bằng những nguyên liệu tự nhiên.
Đổ một ít nước sôi vào trong ly và cốc bẩn, cắt lát chanh tươi rồi bỏ vào trong, để qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch bình thường và bạn sẽ có những chiếc ly, cốc sạch tinh như mới.
Chuẩn bị một ít bột nở và trộn đều với nước tạo thành hỗn hợp sánh. Đánh sạch ly, cốc với hỗn hợp trên cũng giúp tẩy sạch vết bám rất nhanh chóng.
2. Làm sạch dao dĩa và thìa bằng bạc
Mẹo hay rửa sạch đồ dùng nhà bếp - 2
Nhìn những chiếc thìa, dĩa bằng bạc hay inox mấy ai biết chúng đang mặc tấm áo ố màu cần phải lột bỏ ngay.
Để làm sạch dao dĩa và thìa bằng bạc, inox bị gỉ, bạn sử dụng một chiếc khăn mềm và hỗn hợp bột nở pha với nước.
Nếu dao dĩa và thìa không bị gỉ, nhưng bị xỉn màu, bạn cho chúng vào một chiếc nồi nhôm, đun sôi với một thìa bột nở, và muối.
Sau khi đun sôi cứ ngâm chúng trong nước từ 3 – 5 phút, rửa lại với nước sạch và lau khô.
3. Làm sạch thớt
Mẹo hay rửa sạch đồ dùng nhà bếp - 3
Nguyên liệu chế biến thức ăn có vô vàn công dụng kỳ diệu, đặc biệt là vệ sinh đồ dùng nhà bếp.
Sử dụng dầu ô liu, muối biển và chanh để tẩy sạch thớt của bạn được hiệu quả.
Nếu thớt chuyên dùng để bổ hoa quả, thái rau củ: Nhỏ vài giọt dầu ô liu lên mặt thớt gỗ, dùng miếng mút xoa đều quanh mặt thớt nhiều lần, để qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch với nước rửa chén pha loãng. Thực hiện đều đặn mỗi tháng một lần vừa làm sạch thớt sâu vừa có thể ngăn thớt gỗ bị nứt.
Nếu thớt chuyên dùng để thái đồ sống như các loại thịt, cá, hải sản: Làm ướt thớt, rắc muối biển lên bề mặt, rồi dùng miếng chanh tươi chà xát nhiều lần. Cách này giúp làm sạch sâu các vết bẩn tích tụ trên bề mặt thớt.
Bạn nên rửa sạch thớt với nước nóng để thớt nhanh khô hơn. Thớt gỗ bị ẩm sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện mùn gỗ, cong vênh.
4. Làm sạch đồ thủy tinh
Mẹo hay rửa sạch đồ dùng nhà bếp - 4
Đồ thủy tinh đáng yêu vì vẻ đẹp trong suốt, mỏng manh nhưng rất dễ xấu đi trong quá trình sử dụng.
Thủy tinh rất dễ vỡ, dễ bị ố, cáu bẩn nên đòi hỏi phải có cách làm sạch và chăm sóc đặc biệt hơn mới giữ được vẻ sáng bóng vốn có.
Bạn có thể làm sáng lại đồ thủy tinh với dung dịch nước Javen pha loãng trong nước ấm. Nếu không, bạn có thể tham khảo một cách thân thiện hơn với chính bản thân bạn, đó là sử dụng giấm ăn. Dùng giẻ rửa bát hoặc bàn chải đánh răng cũ đánh đồ thủy tinh với giấm ăn và rửa sạch bình thường.
Giấm ăn có thể làm các vết bẩn cứng đầu biến mất nhanh chóng, giữ cho đồ thủy tinh sáng “lấp lánh” tới tận 10 ngày sau đó.

Cách giặt tẩy đồ dùng bằng da

Đồ da thường là vật dụng đắt tiền, không cần phải vệ sinh thường xuyên vì vậy để tránh làm chúng hư hại bạn cần biết cách lau chùi.

2-2485-1380101989.jpg

- Đồ dùng bằng da (như áo váy, găng tay, bàn ghế) khi bị bẩn, ta có thể dùng một miếng vải nhung sạch tẩm lòng trắng trứng gà để lau. Làm như vậy, vừa sạch được các vết bẩn vừa làm cho bề mặt da trở nên sáng bóng.
- Đồ da sau khi bị dính bẩn, tốt nhất ta dùng vải hoặc bàn chải lau nhẹ. Sau đó, xoa lên bề mặt da một lớp vaseline, rồi dùng một miếng vải mềm lau đi lau lại nhiều lần. Cuối cùng, bạn dùng xi đánh giầy cùng màu với da đánh lên một lớp mỏng, da sẽ sáng bóng như mới.
- Cho một ít xà phòng (hoặc dầu gội đầu) dưỡng ẩm, loại có tính tẩy nhẹ, lên một góc của chiếc khăn ẩm rồi chà nhẹ khăn để tạo bọt. Dùng lớp bọt này thoa đều lên bề mặt da thật nhẹ nhàng rồi lau lại bằng khăn khô. Sau khi da đã khô, thoa một ít dầu xả trực tiếp lên da và tiếp tục chà nhẹ để làm tăng độ bóng. Lau sạch lớp dầu xả bằng khăn khô.
- Các vết bẩn trên vải hoặc quần áo bằng da, bạn hãy nhúng một miếng vải cotton vào dung dịch cồn và lau lên bề mặt da cho đến khi vết bẩn biến mất hoàn toàn. 
Cách giặt áo da:
1-5956-1380101989.jpg

- Khi giặt áo khoác da, trước hết ta phải dùng nước ấm giặt tẩy sạch các vết cáu bẩn có trên áo. Sau đó, dùng bàn chải tẩm nước xà phòng chải nhẹ, dùng tiếp nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào chỗ râm mát.
- Sau khi áo khô, ta đánh khắp lên áo một ít xi dùng cho đồ da.
Cách làm mất vết mốc trên da
- Nếu đồ dùng bằng da bị mốc, bạn có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông rồi lau sạch. 
- Tuy nhiên, nếu vết mốc ăn sâu vào trong da, lau không sạch, bạn phải dùng giấy nhám, vò nhuyễn đánh lên vết mốc cho sạch. Đánh xong, phải tô chỗ da bị đánh giấy nhám cho đồng màu với da xung quanh. Sau cùng, bạn dùng xi đánh giày đánh lại cho bóng.
Cách làm mất vết mỡ trên da
- Đầu tiên, bạn phải dùng bông gòn tẩm benzine chùi lên vết dầu mở. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, bạn phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da.
Cách làm mới vật dụng bằng da
- Nếu những vật dụng bằng da hoặc được bọc da của bạn trở nên cũ kỹ, phai màu, hãy dùng dầu thông có pha dấm (3 phần dầu, 1 phần dấm) hoặc dầu ăn tẩm vào một cái khăn mềm đánh thật mạnh tay lên mặt da. Khi lau, bạn nên xoay tròn giẻ thật đều tay.
- Nếu bạn không có dầu thông thì có thể thay thế theo cách sau: Cắt nửa củ hành tây theo chiều ngang rồi dùng nửa củ hành này kỳ cọ lên mặt da.

 

Làm sạch và thơm nhà bằng… gia vị

Gia vị và rau thơm là những nguyên liệu không thể thiếu khi nấu nướng. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể dùng gia vị và rau thơm vào những công việc khác ngoài nấu nướng.

• Làm thơm quần áo
Thay vì sử dụng nước xả vải để làm thơm mát quần áo, bạn có thể dùng các loại rau làm gia vị và hoa để thay thế. Nghiền nát các loại rau, hoa thơm như hoa oải hương, hồng, cam và chanh vào trong 1-2 lít nước, lượt bỏ xác lấy nước làm nước xả vải. Hương thơm của các loại gia vị và hoa này sẽ giúp quần áo thơm mát tự nhiên. Hoặc có thể hòa tan vài giọt tinh dầu vào nước để làm nước xả vải.
Thuốc khử trùng
Hương thảo, xô thơm, xạ hương và chanh là những loại rau thơm có đặc tính khử trùng mạnh mẽ. Do đó, bạn có thể dùng chúng kết hợp với nước tẩy rửa để làm sạch bàn ghế, tủ bếp và nhà cửa.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chà xát lá hương thảo cắt nhỏ, chanh và muối lên thớt gỗ để ngăn sự phát triển của vi khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, việc kết hợp hoa cúc, bạc hà, cây hương thảo, xạ hương và bột baking soda cũng là cách để khử mùi hôi trong phòng tắm và bồn rửa trong nhà bếp.
• Làm thơm mát nhà cửa
Thay vì dùng các loại nước xịt phòng có chứa hóa chất, bạn có thể làm thơm mát ngôi nhà của mình bằng các loại gia vị và rau thơm quen thuộc. Chọn một trong những nguyên liệu bạn yêu thích như đinh hương, hồi quế và vani cho vào nồi, đun sôi nhỏ lửa trên bếp để hương thơm lan tỏa khắp phòng. Hoặc bạn cũng có thể thoa tinh dầu hoa oải hương, xô thơm, cam, chanh, bạc hà… lên bóng đèn rồi bật công tắc điện. Khi đèn cháy sáng, hương thơm sẽ lan tỏa khắp nơi.
• Bảo quản đồ nội thất bằng gỗ
Pha nước chanh với giấm theo tỷ lệ bằng nhau để làm dung dịch đánh bóng đồ gỗ một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn kết hợp một ít bột quế, đinh hương với một lượng nhỏ xà phòng cũng có thể làm sạch bóng và thơm đồ gỗ ngay lập tức.
• Đuổi côn trùng
Các loại côn trùng và bọ gậy thường sinh sôi nảy nở ở nơi ẩm thấp như bếp, nhà tắm, phòng giặt. Hãy treo một túi nhỏ đựng các loại gia vị và rau thơm như lá xô thơm, nguyệt quế trong phòng tắm, phía dưới máy giặt, hoặc những nơi có nhiều độ ẩm trong nhà. Mùi thơm của các loại gia vị này sẽ làm côn trùng tránh xa.
• Khử mùi chai lọ
Đối với các loại chai lọ đã qua sử dụng và bạn muốn tái sử dụng chúng, hãy cho một muỗng cà phê mù tạt khô hòa với 1 lít nước, đổ vào chai, lọ ngâm qua đêm. Cách làm này sẽ giúp khử mùi hôi khó chịu trong chai lọ cũ. Bạn cũng có thể áp dụng với các loại chai lọ đựng tỏi ngâm, tương cà chua hoặc bất kỳ loại chai lọ từng đựng thực phẩm nặng mùi khác.
• Chống ẩm mốc quần áo
Bạn có thể bảo vệ quần áo chống ẩm mốc và các loại côn trùng xâm nhập tủ quần áo bằng cách đặt vào tủnhững gói đinh hương nhỏ.
• Làm dung dịch dưỡng tóc
Hãy dùng 1 muỗng cà phê lá xô thơm nghiền nhỏ hoặc 1 nhánh hương thảo trộn cùng 1 muỗng bột quế và 1/2 muỗng cà phê đinh hương nghiền. Đổ 1 chén nước sôi vào hỗn hộp trên, trộn đều trong 30 phút, lượt bỏ cặn, chỉ lấy phần nước trong. Sau khi gội đầu xong, thoa nước này như dầu xả thì bạn sẽ có mái tóc óng mượt.
• Trị vết cắt nhỏ trên da
Nếu chẳng may bị đứt tay khi đang làm bếp, bạn có thể dùng đường phèn hoặc quế mài nhuyễn thoa vào vết cắt sẽ giúp cầm máu rất tốt.
• Khử mùi hôi chân
Không chỉ được dùng làm gia vị cho các món ăn tây, lá xô thơm còn giúp khử mùi hôi chân hiệu quả. Trước khi mang giày, bạn chỉ cần bỏ vào trong giày vài lá xô thơm, cuối ngày thì vứt lá này thay bằng lá mới đến khi hết hôi chân.
Đuổi kiến trong nhà bếp
Cho lá nguyệt quế, xô thơm, quế hoặc nụ đinh hường vào hủ đường sẽ xua đuổi được kiến ngay lập tức. Mẹo này có thể áp dụng trong tủ đựng đồ khô vì mùi hương của lá nguyệt quế, xô thơm, quế hoặc đinh hường khá dễ chịu đồng thời khiến kiến phải tránh xa.

Cách bảo quản và làm sạch ghế sofa

"Của bền tại người" là câu nói luôn đúng trong việc bản quản và chăm sóc nội thất. Nếu bạn biết cách giữ gìn và làm vệ sinh cho bộ sofa, bạn sẽ luôn có một phòng khách sáng sủa và trông như mới.

 
 
Thường xuyên vệ sinh ghế sofa sẽ giữ phòng khách của bạn trông như mới. 
1. Sofa bọc vải thô hoặc vải nỉ
Cách loại bỏ bụi bám:
- Lột vỏ các tấm nệm lót ghế để giặt với xà phòng. Bạn nên ngâm với nước xà phòng ấm khoảng nửa tiếng sau đó giặt sạch.
- Dùng máy hút bụi cầm tay hút sạch bụi trên các phần còn lại của bộ sofa
- Nếu bạn không có máy hút bụi, có thể dùng một chiếc khăn ẩm trải lên ghế, sau đó lấy gậy đập lên trên. Bụi từ ghế sẽ bay lên và bám vào khăn ẩm.
Cách loại bỏ vết bẩn:
- Mực bút bi: đổ một ít cồn lên vết mực rồi dùng giấy toilet thấm cho mực ngấm sang giấy. Lặp lại nhiều lần rồi giặt tấm bọc ghế với xà phòng để loại bỏ hoàn toàn vết mực.
- Sử dụng lọ xịt tẩy nội thất xe hơi cũng cho hiệu quả tốt. Bạn có thể mua lọ xịt ở các cửa hàng phụ tùng ô tô, xịt lên vết bẩn rồi để 2-3 phút, sau đó dùng khăn ẩm chà lên vết bẩn để làm sạch. Cuối cùng dùng quạt hoặc máy sấy tóc để làm khô ghế.
- Bạn cũng có thể mua sản phẩm chuyên dùng cho tẩy rửa ghế sofa như bột sumo, tuy nhiên giá thành khá cao vì là hàng nhập khẩu. Chỉ cần xịt hoặc rắc một ít lên vết bẩn rồi dùng khăn ẩm, miếng mút chà lại là sạch.
Cách khử mùi:
- Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa.
- Dùng nước xịt khử mùi chuyên dụng cho các loại vải và thảm, giá thành khá rẻ, bạn có thể mua trong các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa. 
- Khi giặt các tấm bọc đệm ghế, bạn cũng nên ngâm nước xả vải có hương thơm đậm đặc để khử mùi hôi tốt hơn.
2. Sofa bọc da:
Bạn nên lau ghế hàng ngày bằng một chiếc khăn mềm, khô và sạch.
Cách loại bỏ bụi bám:
Bạn nên lau ghế hàng ngày bằng một chiếc khăn mềm, khô và sạch.
- Để làm sạch tổng thể bề mặt da ghế, bạn pha loãng một chút nước xà phòng tắm, sau đó dùng khăn mềm thấm vào để lau. Chú ý là chỉ làm ẩm khăn, không thấm đẫm nước, khi lau nước sẽ chảy vào các khe ghế và ngấm sâu vào bên trong bề mặt da làm hỏng ghế. Dùng cách này bạn có thể loại bỏ bụi bẩn và vết cáu ghét trên ghế. Sau khi lau bằng nước xà phòng, bạn dùng khăn khô lau lại nhiều lần.
Cách loại bỏ vết bẩn:
Với những vết bẩn khô: dùng bải chải lông mềm chải sạch. Hạn chế chà trực tiếp bàn chải lên bề mặt da.
- Đối với những vết bẩn do trà, cà phê hay các đồ uống khác gây ra, bạn nên nhanh chóng lau bằng một chiếc khăn ướt sau đó dùng khăn khô lau lại. Không đổ nước trực tiếp lên vết bẩn sẽ làm vết bẩn loang rộng ra và hỏng da ghế.
- Nếu ghế bị bẩn bởi dầu mỡ, bạn dùng giấy toilet lau hết vết dầu mỡ, sau đó dùng khăn nhúng vào dung dịch xà phòng pha loãng rồi lau chỗ bẩn, cuối cùng dùng khăn mềm, khô để lau sạch lại. Không sấy ghế bằng máy sấy hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Vốn cho nước sạch vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Vốn nước sạch và vệ sinh môi trường (NS &VSMT) nông thôn được coi là một trong những chương trình tín dụng ưu đãi thành công nhất của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tiên Du. Từ năm 2007 đến nay, doanh số cho vay chương trình này đạt gần 80 tỷ đồng, tổng dư nợ hiện tại gần 66 tỷ đồng, đạt 99,97% kế hoạch năm. Từ nguồn vốn vay đã có hàng nghìn hộ gia đình đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình nước sạch, công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về NS &VSMT. Các công trình đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cải tạo vệ sinh môi trường vùng nông thôn, bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Trạm cung cấp nước sạch tại xã Tân Chi (Tiên Du).

5 năm trước, gia đình ông Ưng Sỹ Văn, thôn Tam Tảo (Phú Lâm) vẫn phải dùng nước giếng khơi. Cạnh giếng gia đình ông xếp gạch, lợp mái tạm làm thành nhà tắm. Năm 2008, được vay 8 triệu đồng từ nguồn vốn NHCSXH huyện cùng kinh phí tự có, gia đình ông đã xây dựng được công trình đồng bộ, khép kín gồm: Nhà tắm, nhà vệ sinh, bể lọc nước, bể chứa nước, giếng khoan và xây dựng được hệ thống bioga tận dụng chất thải trong chăn nuôi làm khí đốt. Bây giờ, gia đình ông không còn lo thiếu nước, không sợ nước bẩn. Nước giếng khoan được lấy ở độ sâu 70m bơm lên bể cát lọc rồi chảy xuống bể chứa.
Ông Văn cho biết: “Nhớ lại khoảng thời gian cách đây chưa lâu, nước giếng khơi tuy trong nhưng nhà tôi không dám ăn vì sợ bị ô nhiễm bởi các nguồn nước từ ao hồ, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi. Để có nước ăn uống, đun nấu, gia đình tôi phải hứng nước mưa, dùng tiết kiệm mới đủ sinh hoạt. Đến nay, nhờ chính sách của Nhà nước, tôi có thêm vốn đầu tư cải tạo hệ thống nước sinh hoạt phục vụ cuộc sống hàng ngày. Không chỉ vậy, gia đình còn chăn nuôi thêm 20 con lợn, xây dựng hệ thống bioga tận dụng chất thải trong chăn nuôi làm khí đốt”.
Không chỉ có gia đình ông Văn được vay vốn chương trình này mà gần 900 hộ của xã Phú Lâm cũng được tiếp cận vốn để cải tạo môi trường nước sạch vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong 4 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác thì Hội Phụ nữ xã có số dư nợ cao nhất. Hiện có 553 hộ  được vay với số vốn hơn 4 tỷ đồng.  Riêng thôn Tam Tảo và Giới Tế, 100% hộ dân đã xây dựng, nâng cấp mới các công trình nước sạch, có bể chứa nước, nhà vệ sinh…
Ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện cho biết: “Trong những năm gần đây, cho vay NS & VSMTNT là một trong những chương trình giải ngân vốn nhiều nhất. Hiện nay, có hơn 8.000 lượt hộ dân đang vay vốn NS&VSMT với dư nợ gần 66 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay từ đầu năm đến nay 8,7 tỷ đồng. Với mức cho vay 4 triệu đồng/công trình, tối đa mỗi hộ được vay 8 triệu đồng 2 công trình, toàn huyện đã có 10.201 công trình nước sạch và hơn 10.000 công trình vệ sinh cải tạo, xây mới và đưa vào sử dụng.
Quá trình triển khai thực hiện chương trình tín dụng NS&VSMTNT có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cùng các hội, đoàn thể tích cực triển khai đến các hộ dân có nhu cầu vay vốn sử dụng nước sạch và xây dựng khu vệ sinh hợp tiêu chuẩn. Công tác phối kết hợp giữa ngân hàng và các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội khá nhịp nhàng từ khâu lập kế hoạch tín dụng đến khâu triển khai nghiệp vụ cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Hầu hết các hộ vay đều sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích. Chất lượng cho vay và công tác thu nợ, thu lãi được ngân hàng thực hiện bảo đảm”.
Hiệu quả chương trình cho vay vốn NS &VSMT của NHCSXH đã được thực tiễn chứng minh. Song ngày nay với sự gia tăng nhanh về dân số, tốc độ đô thị hóa khiến ô nhiễm nguồn nước ngày càng cao. Bên cạnh đó, nhiều công trình NS&VSMTNT riêng lẻ của các hộ dân xây dựng từ nguồn vốn vay NHCSXH từ năm 2006 đang xuống cấp làm giảm chất lượng nước sạch và tác dụng giữ gìn vệ sinh.
Qua phản ánh của người dân, trong 7 năm (từ 2006 đến nay) mức cho vay 4 triệu đồng/công trình NS & VSMT đối với mỗi hộ dân là quá thấp. Theo quy định, những hộ dân đã được vay vốn NS & VSMT thì không được vay nguồn vốn này lần 2. Tiếp tục duy trì cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngoài nguồn vốn từ chương trình cho vay NS &VSMT nông thôn, thiết nghĩ địa phương cần huy động nguồn vốn khác như chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn sự nghiệp, xã hội hóa để đầu tư các công trình nước sạch. Trong 19 bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí bảo đảm NS &VSMT hết sức quan trọng vì vậy chặng đường khơi nguồn nước sạch ở nông thôn cần sự chung sức của cả cộng đồng xã hội, trên tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm.

Hướng dẫn cách làm vệ sinh đồ chơi cho bé yêu

Đồ chơi cho trẻ có thể là nguồn gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm, vì vậy cần được thường xuyên giặt sạch, cọ rửa để loại bỏ những nguồn bệnh đó. Đồ chơi mới mua về cũng không nên cho bé chơi luôn mà cần được làm vệ sinh cẩn thận.

Thú nhồi bông nhỏ: bạn chỉ cần cho vào một chiếc túi giặt, hoặc vào trong vỏ gối ốm, cột chặt lại rồi giặt máy bằng chế độ giặt quần áo. Sau khi giặt xong bạn sấy hoặc phơi nắng cho khô. Lưu ý sử dụng loại xà phòng giặt chuyên dùng cho quần áo trẻ em, hoặc loại dành cho da nhạy cảm. Có thể dùng nước xả vải để giữ được độ mềm mại của lông thú.
Khi được giặt nhiều lần, các chi tiết nhỏ làm bằng nhựa như mắt, mũi... của các con thú bông thường dễ dàng bong ra, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo chúng được gắn chắc chắn, đề phòng bé nuốt phải.
Thú nhồi bông lớn: nếu không thể giặt bằng máy, bạn có thể sử dụng dịch vụ giặt là. Tuy nhiên, các cửa tiệm giặt là ngày nay thường dùng hóa chất tẩy vết bẩn mạnh, cộng thêm mùi thơm khá nồng, khi vừa giặt xong tốt nhất bạn chưa cho bé chơi ngay mà đem phơi vài nắng cho bay bớt mùi và hóa chất.
Khi giặt thú nhồi bông, hãy chọn những ngày có nắng, hoặc nắng to là tốt nhất để phơi khô nhanh hơn. Thú bông sau khi giặt không được phơi khô nhanh chóng thường có mùi khó chịu và dễ sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc.
Thú nhồi hạt xốp: bạn mở một lỗ nhỏ trên con thú ở phần đường may, đổ hết hạt xốp vào 1 cái túi rồi buộc kín. Giặt sạch vỏ bằng xà phòng pha loãng rồi phơi khô. Sau khi phần vỏ khô, bạn lại đổ hạt xốp vào rồi khâu kín lại là xong.
Đồ chơi bằng nhựa: Bạn cho đồ chơi muốn làm sạch vào nước xà phòng và ngâm trong khoảng 5 phút. Bạn có thể dùng xà phòng hoặc nước rửa chén bát. Đồ chơi sau khi được ngâm nước xà phòng thì cần phải chà xát lại cho hết những bụi bẩn cả trên bề mặt và bên trong. Tiếp theo, bạn xả sạch nước xà phòng.
Chuẩn bị hỗn hợp nước khử trùng gồm thuốc tẩy clo và nước. Hòa thuốc tẩy trùng vào nước sạch. Thuốc tẩy hòa tan được xem là an toàn trong việc làm sạch đồ chơi trẻ em vì loại nước này có chứa clo bốc hơi nhanh chóng. Bạn ngâm đồ chơi vào nước có thuốc tẩy khoảng 2-3 phút, sau đó xả sạch và sấy hoặc phơi khô.
Đồ chơi bằng gỗ: Đồ chơi bằng gỗ không nên ngâm nước quá lâu bởi lẽ gỗ ngâm nước dễ mủn và nhanh hỏng. Không những vậy, đồ chơi gỗ ngâm nước cũng không tốt cho sức khỏe bé yêu. Rửa sạch đồ chơi cho trẻ sơ sinh sau khi ngâm không quá 5 phút, rồi đặt phơi khô chúng ở chỗ có không khí khô ráo.
Ti giả, gặm nướu: Những đồ chơi cho bé ngậm ví dụ ti giả, đồ ngậm cho bé ngứa lợi… bạn lại càng nên giữ vệ sinh cẩn thận. Bất kỳ lúc nào đồ chơi rơi xuống đất, bạn cũng cần tiệt trùng bằng nước sôi trước khi đưa trở lại vào miệng của bé.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Dịch vụ vệ sinh nhà máy, nhà xưởng, KCN

Vấn đề bụi bẩn trong không khí, dầu nhờn, rác bẩn trên sàn và xung quanh nhà máy, khu công nghiệp, Công nhân làm việc chưa hiệu quả. Với vai trò là người lãnh đạo bạn đang lo lắng cho sự phát triển của nhà máy, nhà xưởng trong tương lai...

Hãy cùng chung tay với  chúng tôi: với 13 năm chuyên đi sâu vào nghiêm cứu, ứng dụng các công nghệ làm sạch tiên tiến của thế giới để cùng tạo ra một môi trường làm việc an toàn, sạch đẹp ngay trong nhà máy của bạn.

Dịch vụ vệ sinh Nhà máy, nhà xưởng, Khu công nghiệp thường xuyên 
-  Khu vực ngoại cảnh: bên ngoài nhà máy, lối xe chạy, bãi đỗ xe…
-  Khu vực văn phòng: lối ra vào, hành lang, khu vực tiếp tân, sảnh chính, văn phòng làm việc, phòng họp, nhà vệ sinh, ….
-  Khu vực sản xuất: lối đi lại, dây chuyền sản xuất, hệ thống đèn chiều sáng, trần tường,…
-  Khu vực nhà kho
-  Khu vực nhập và xuất hàng.
-  Phòng thí nghiệm, phòng kiểm phẩm,….
-  Khu vực căng tin, nhà ăn, nhà bếp,…

Dịch vụ vệ sinh nhà máy định kỳ 
Ngoài  ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ làm sạch theo yêu: tổng vệ sinh cuối năm, theo từng thời điểm mà khách hàng yêu cầu.
-  Vệ sinh các loại sàn bằng máy chà sàn và hóa chất chuyên dụng.
-  Giặt thảm, lau kính, giặt ghế văn phòng,…
-  Làm sạch, phủ bóng polishing bảo vệ bề mặt của sàn ( Tất cả các loại sàn)
-  Quét mạng nhện tại xưởng sản xuất
-  Tổng vệ sinh bao gồm: trần, tường, sàn, nhà vệ sinh,….

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ

Vệ sinh tốt giúp bé khỏe mạnh và hạnh phúc. Dưới đây là một số nguyên tắc giữ vệ sinh khi nhà có con nhỏ.

1. Hãy rửa tay mẹ

Cần rửa tay của bạn với xà phòng diệt khuẩn (giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây cảm, tiêu chảy và những bệnh truyền nhiễm khác). Sau đó, lau khô tay bằng khăn bông sạch. Tay mẹ phải sạch và khô trước khi cho bé ăn, sau khi chế biến thức ăn, sau khi thay tã cho con, sau khi đi toilet, chạm vào vật nuôi, đổ rác…

8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ 1

2. Nhà cửa sạch sẽ
Tất nhiên bạn không cần phải sạch sẽ quá mức, mà hãy tập trung vào những khu vực nhiều vi khuẩn, vi trùng trong nhà. Đó là khu vực phòng bếp, phòng vệ sinh, bàn ăn, bàn tiếp khách, phòng ngủ của bé, chỗ vui chơi của bé… Đừng quên làm sạch nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang, bệ ngồi toilet…

3. Vệ sinh đồ chơi

Các bé thích đưa mọi thứ vào miệng và đồ chơi thường gần tay với hơn cả. Đảm bảo bạn thường xuyên cọ rửa đồ chơi của con với chất tẩy rửa an toàn. Sau đó, xả đồ chơi bằng nước sạch nhiều lần. Chọn đồ chơi bằng vải, bông để cho vào máy giặt.

8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ 2

4. Tắm cho bé

Tắm rửa sạch sẽ giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc lau rửa vì nó có thể gây nguy hiểm tới làn da nhạy cảm của bé. Trong năm đầu tiên, tùy thời tiết, có thể tắm cho con 2-3 ngày một lần.

5. Móng tay

Đây là phần cần được cha mẹ đặc biệt chú ý. Luôn luôn nhớ cắt móng tay, móng chân cho con, nếu không, bé có thể tự cào vào mình. Bạn có thể cắt móng cho con lúc con ngủ. Hãy chọn loại bấm móng tay dành cho bé, với kích thước nhỏ và không cắt quá sát đầu móng vì nó có thể làm bé bị đau.

6. Vệ sinh tai

Chỉ nên làm vệ sinh phần ngoài tai của con, không phải ở trong tai. Không bao giờ được dùng đầu tăm bông thọc sâu vào trong tai của bé. Nếu bé cáu kỉnh và hay chạm vào tai bé, đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng – bạn cần đưa bé đi khám.

8 nguyên tắc giữ vệ sinh cần biết khi nhà có trẻ nhỏ 3

7. Mũi

Hãy làm sạch và lấy gỉ mũi khô cho con vì nó có thể làm bé khó thở. Dùng dung dịch xịt mũi dành cho bé để làm mềm gỉ mũi, nhờ đó, mẹ dễ dàng lấy gỉ mũi cho bé hơn.

8. Mắt

Cần kiểm tra để mắt bé luôn khô và không có gỉ. Nên dùng khăn cotton mềm, ẩm lau mắt cho bé và nên đưa bé đi khám nếu mắt bé có dấu hiệu bị kích thích.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Người tiêu dùng đang gián tiếp ăn nhựa phế thải

Các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng túi nilon kém chất lượng, người tiêu dùng sẽ phải đối diện với những nguy cơ có hại cho sức khỏe. 
Sử dụng túi nilon trở thành thói quen của NTD khi mua hàng hóa  

Sử dụng túi nilon trở thành thói quen của NTD khi mua hàng hóa

Thói quen nhỏ, tác hại lớn

Hiện nay, cả người mua hàng và bán hàng đang có thói quen sử dụng túi nilon để đựng hàng thực phẩn tươi sống, thức ăn chín và kể cả là đồ ăn còn nóng. Vẫn biết đó là thói quen, nhưng cả người mua và người bán không mấy ai ý thức được rằng thực phẩm, thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng, đồ chua, mặn như: mắm, muối, dưa, cà … đựng trong túi nylon có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Điều này cũng dễ hiểu, vì hầu hết túi nilon bán ngoài thị trường hiện nay đều được sản xuất từ nhựa tái sinh từ các cơ sở sản xuất gia công, họ tận dụng cả rác thải (nhựa) y tế, quy trình sản xuất thủ công, đặc biệt là túi màu để đựng thức ăn, thực phẩm đều bị nhiễm kim loại chì, clohydric... gây tác hại cho não và nguy cơ ung thư phổi cao.

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay đang sản xuất hàng nghìn tấn túi nilon các loại, và được xếp vào hàng các quốc gia sử dụng nhiều túi nilon nhất trên thế giới. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Và cũng không ít trường hợp đã từng tận mắt chứng kiến những hóa chất độc hại từ túi nilon.

Tiêu biểu là trường hợp của chị Hoàng Linh (Cầu Giấy - Hà Nội), sau khi mua 0,5kg lòng lợn ngoài chợ và được cho vào hai lớp túi nilon màu đỏ, về đến nhà chị Linh phát hiện ra túi lòng của chị đã nhuốm màu đỏ, tưởng do nước lòng tiết ra, chị Linh đem rửa lòng và dùng tay ướt vo túi vứt đi, thì nhận thấy tay chị cũng bị nhuốm màu hồng đỏ của túi bóng. Nghi ngờ bị nhiễm phải chất hóa học từ túi bóng chị Linh không dám dùng số lòng vừa mua vào bữa ăn hôm đó.

Cũng giống như chị Linh, chị Nguyễn Hường (Từ Liêm, Hà Nội), khi mua nửa quả dưa hấu và để trong túi bóng màu xanh, về đến nhà chị thấy mặt đã bổ của quả dưa đã biến màu với những hạt bột màu xanh dính trên bề mặt.

Không chỉ có những trường hợp cụ thể như chị Linh và chị Hường, thực tế hiện nay có rất nhiều những hàng ngô, sắn bán dạo sử dụng trực tiếp các loại túi nilon để đựng và ủ ngô nóng. Điều này rất nguy hiểm vì không chỉ chất độc hại thôi nhiễm ra nước mà nó còn ngấm trực tiếp và sản phẩm.

Dùng túi nilon đựng thực phẩm có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏeDùng túi nilon đựng thực phẩm có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Những hiểm họa từ túi nilon

Thói quen sử dụng túi nilong tràn lan hiện nay theo các nhà khoa học là vô cùng nguy hiểm, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình mà nó còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng vì tình trạng ô nhiễm môi trường.

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh, các loại túi nilon phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể tự phân hủy. Việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ... Đặc biệt, các loại túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Nguy hại hơn là hiểm họa từ các loại túi nilon tái chế. Đặc biệt là các loại túi nilon được tái chế từ rác thải, công đoạn tái chế xử lý rất thủ công, trong quá trình sản xuất được trộn các loại hóa chất làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm đang bán rộng rãi trên thị trường tiềm ẩn nhiều hoá chất độc hại.

Theo ông Mai Văn Tiến, PGĐ Trung tâm vật liệu (Viện hóa học công nghiệp Việt Nam): “Nếu dùng túi nilon từ nhựa tái chế không sạch, sẽ lẫn mầm bệnh và vi khuẩn. Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất cho màu và phụ gia để chống dính nhằm tăng sản lượng. Vi khuẩn, kim loại nặng lẫn trong nhựa để làm túi sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể người, gây bệnh ung thư. Sở dĩ có nguy trên là do cơ chế lây nhiễm và phôi nhiễm khi nilon gặp nhiệt độ cao".

Cũng quan điểm với ông Tiến, PGS.TS Ngô Quốc Quyền (Viện Hóa học) cũng cho rằng, những loại túi nilon hiện nay khi sử dụng xong nếu không xử lý đúng quy trình mà để vùi xuống lòng đất thì sẽ rất nguy hiểm, vi loại túi này sẽ làm lớp đất bị bít lại và bị xi măng hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường đất, nguồn nước, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.

Ngoài ra, trong túi nilon có chữa các chất hóa dẻo, đây được xem là có yếu tố gây độc nhiều nhất.Ví dụ như chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat) là loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống. Hay chất BBP (một chất phthalate) có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu tiếp xúc với nó…

Với những tác hại tới môi trường sống và sức khỏe như vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon trong đời sống nói chung cũng như trong việc chứ thực phẩm nói riêng.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Thực phẩm có thể tác động tốt tới tâm lý con người

Một số chất dinh dưỡng chứa a-xít béo không có khả năng tạo cholesterol, đặc biệt là cá và dầu cá cùng một số loại vi-ta-min B có thể tác động tới tâm lý con người.
tác dụng của thực phẩm

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Ô-xtrây-li-a công bố trên tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ) số ra gần đây, chế độ ăn uống và chất dinh dưỡng có thể đóng vai trò quan trọng giúp chống lại chứng trầm cảm.
Nghiên cứu trên cho biết, một số chất dinh dưỡng chứa a-xít béo không có khả năng tạo cholesterol và một số loại vi-ta-min B có thể tác động tới tâm lý con người, thông qua việc tăng cường sự hấp thụ tín hiệu hoá học trong não.
Các nhà khoa học đã đưa ra một số bằng chứng trong nghiên cứu và thực nghiệm, cho thấy cá và dầu cá, chứa a-xít béo không có khả năng tạo cholesterol omega-3, có thể giúp chống lại sự trầm cảm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sự cân bằng giữa omega-3 và omega-6 có thể rất quan trọng, bởi chất omega-6 có thể ngăn cơ thể hấp thụ omega-3. Một thành phần khác trong chế độ ăn uống có thể giúp chống lại sự trầm cảm là a-xít a-min tryptophan, có nhiều trong thực phẩm đặc biệt là thịt gà tây.
Ngoài ra, một số loại thảo dược, trong đó có cỏ ở vùnh Xanh Giôn (St.John), khi tác dụng với một số dược phẩm cũng có tác dụng tương tự
Nghiên cứu kết luận rằng "cần phải thừa nhận vai trò quan trọng của việc cân bằng chất dinh dưỡng trong sức khoẻ tinh thần", do đó để duy trì tinh thần khoẻ mạnh, mọi người phải áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Thức ăn trong tủ lạnh cũng bị ô nhiễm

Với nhiều gia đình, tủ lạnh được xem như chiếc chạn đựng thức ăn. Điều này đã khiến tủ lạnh thành bãi rác, chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
thức ăn để tủ lạnh

Hằng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên chiếc đĩa, bát và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng "vô tư" để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản.
Không những thế, nhiều người có thói quen cho tất cả đồ ăn vào tủ lạnh khi đi chợ về mà không cần rửa hay sơ chế qua. Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ hay nước từ đồ ăn dây ra rồi chảy, dính khắp tủ lạnh. Những quả trứng gà, vịt được mua về vẫn còn bám dính vết bẩn từ chuồng nuôi được xếp gọn gàng vào tủ mà không cần phải rửa sạch.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đức Lợi, Trung tâm nhiệt lạnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh là cách làm khoa học. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng tủ lạnh, xem nó như chiếc tủ thần kỳ bảo quản gì cũng được.
"Với nhiệt độ trong tủ lạnh, vi khuẩn chỉ ngừng hoặc giảm hoạt động chứ không chết. Thậm chí, hiện nay có nhiều loại vi khuẩn ưa lạnh, ở nhiệt độ -20 đến -30 độ chúng vẫn phát triển bình thường. Vì thế, cần bảo quản và vệ sinh đúng cách trước khi đưa đồ ăn ra ngoài và ăn", tiến sỹ Lợi cho biết.
Theo chuyên gia này, tuyệt đối không cho đồ ăn có mùi, độ mặn vào tủ lạnh mà không được đậy kín. "Nếu không được đậy kín, mùi đồ ăn gây ô nhiễm tủ. Chất mặn bốc hơi được hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn. Ngoài ra, đậy thức ăn giúp đồ ăn không bị khô vì độ ẩm trong tủ lạnh chỉ khoảng 19%", ông Lợi giải thích.
The ông, nên chia ngăn tủ lạnh hợp lý tùy theo điều kiện gia đình để bảo quản đồ ăn đúng cách. Ngăn đá thường có nhiệt độ -10 độ C để bảo quản đồ ăn đông. Các ngăn dưới đều được phân ra đựng đồ ăn chín và đồ ăn sống, đựng hoa quả... Ngăn càng gần trên nhiệt độ càng tăng, nên dùng để bảo quản đồ ăn sống, giúp thức ăn được tươi ngon.
Tất cả đồ ăn, hoa quả đều phải cho vào khay, hộp, túi bóng đựng và đậy kín tránh bay mùi, nước nhỏ ra khắp tủ lạnh. "Vi khuẩn từ các đồ ăn chưa được làm sạch, chín sẽ lây nhiễm vào các đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh. Điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe khi đồ ăn chín được đưa ra ăn mà không đun nấu lại. Vì thế, cẩn thận nhất nên đun lại trước khi ăn. Chỉ nấu phần có thể ăn hết, tránh nấu lại toàn bộ vừa tốn năng lượng vừa mất công", tiến sỹ Lợi hướng dẫn.
Đồ ăn trong tủ lạnh không được giữ quá lâu. Nhiều đồ ăn bảo quản được một tuần như thịt, cá kho... nhưng cũng có những đồ ăn chỉ bảo quản được một ngày như canh, rau xào nếu không xử lý sẽ hỏng, thậm chí gây ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Đối với hoa quả, rau củ cần lưu ý đến yêu cầu nhiệt độ bảo quản riêng. Ví dụ, hoa quả chưa được chín thực sự không nên để vào tủ lạnh, hãy bỏ bên ngoài cho chín sinh học rồi mới cho vào, lúc này độ ngọt sẽ tăng thêm. Không để chuối vào tủ lạnh vì có thể gây thâm vỏ chuối.
Rau không để sát phía trong tủ vì lạnh sẽ làm cho rau dễ bị nhũn, hỏng. Nên nhặt sạch rau, cho vào túi bóng trước khi để vào tủ. Khi đưa ra nấu nên rửa lại để loại bỏ các vi khuẩn có thể lẫn nhiễm và nảy nở.
Theo ông Lợi, để đỡ mất lạnh, tốn điện khi mở ra mở vào hay mất điện, nên để nhiều đồ ăn vào trong tủ. Riêng ngăn đá nên để nhiều đá đã được làm đông, độ lạnh từ đá sẽ giúp tủ tiết kiệm điện. Nếu ít đồ ăn trong tủ, có thể cho các miếng xốp, túi bóng vào kín tủ để giữ 90% nhiệt độ lạnh

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Không phải đường ăn nào cũng “sạch”

Đường trắng chưa chắc “sạch”Việt Nam có thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây mía, vì thế đường tự nhiên chiếm ưu thế. Tuy nhiên, ngoài mặt hàng đường tự nhiên, trên thị trường còn lưu hành loại đường hóa học (còn gọi là đường nhân tạo). Mặt hàng này chủ yếu được sản xuất từ sodium cyclamate (gọi tắt là cyclamate) đây là một chất tạo ngọt màu trắng không mùi, dạng bột tinh thể tan nhiều trong nước và có vị ngọt gấp 30 - 50 lần đường mía. Chất cyclamate khi vào cơ thể sẽ được vi khuẩn đường ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine, là chất gây ung thư gan, thận, phổi, bàng quang.
Hiện nay, ngoài thị trường đang tiêu thụ một lượng đáng kể các loại đường thường gọi là đường cát trắng. Đa phần các loại đường này là đường nhập lậu, vì thế thường không có nhãn mác, không ghi hạn sử dụng và được bày bán lộ thiên nên gây nguy cơ nhiễm vi sinh rất cao. Các loại đường này thường rẻ hơn từ 2.000 đến 3.000 đồng so với các đường có thương hiệu.
Thế nào là đường tinh luyện?Đường trắng tinh khiết hay còn gọi là đường tinh luyện được sản xuất từ mía bằng công nghệ hiện đại trong đó sử dụng than hoạt tính để loại bỏ mật vàng không sử dụng hóa chất tẩy đường nên có màu trắng tự nhiên của tinh thể đường. Để sản xuất ra loại đường tinh khiết như đường Biên Hoà Pure, đường Bonsu của Bourbon Tây Ninh…và một số các sản phẩm có thương hiệu khác đang được bán trên thị trường hiện nay là cả một qui trình công nghệ hiện đại. Các nhà sản xuất phải rất chú trọng đến công nghệ chế luyện đường và phải tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng qui định của các cơ quan chức năng để tạo ra sản phẩm có độ tinh khiết rất cao và đảm bảo được chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Đường là một sản phẩm “đồng hành” với sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của mọi người, mọi gia đình. Do vậy, nếu người tiêu dùng vì thiếu thông tin và kiến thức đã đưa ra những lựa chọn không đúng đắn thì rất có thể sản phẩm “ngọt ngào” này sẽ để lại không ít “vị đắng” cho sức khỏe người tiêu dùng.
Để hiểu hơn về các tác động không mong muốn của đường trôi nổi, không nhãn mác đối với sức khỏe người tiêu dùng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Ông Nguyễn Văn Lộc – Phó chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam - Tổng giám đốc Công ty CP Đường Biên Hoà.  Được biết  Đường Biên Hoà - BHS là doanh nghiệp đã có hơn 40 năm hoạt đọng trong ngành đường và có sản phẩm nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Thưa ông, được biết đường là sản phẩm sử dụng trực tiếp và được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nên chất lượng đường và các yếu tố về dinh dưỡng là rất quan trọng. Ông nhận định thế nào về thói quen mua đường trôi nổi, không  rõ nguồn gốc, xuất xứ của người tiêu dùng hiện nay?Ông Nguyễn Văn Lộc: Người tiêu dùng lâu nay vẫn có sự lầm lẫn giữa đường cát trắng và đường tinh luyện. Trong thời buổi tiết kiệm, người tiêu dùng lại càng tỏ ra chuộng đường cát cân ký không nhãn mác vì có giá thành rẻ hơn. Ít ai biết rằng, đường không nhãn mác phần lớn được sản xuất bằng cách dùng những hóa chất như sodium hyposulfite (Na2S2O3) để tẩy trắng, nếu không đảm bảo đúng liều lượng và sử dụng đúng loại chấy tẩy dành cho thực phẩm thì những dư chất đó có thể gây hại ít nhiều cho sức khỏe của người tiêu dùng. Trong khi đó, để có được sản phẩm đường tinh luyện có màu trắng tự nhiên, các nhà sản xuất phải đầu tư một dây chuyền hiện đại loại bỏ hoàn toàn màu vàng của mật mía chứ không sử dụng hóa chất tẩy đường. Nhờ vậy, đường tinh luyện của các nhà sản xuất này có vị ngọt thường thanh, tự nhiên, dễ chịu của 100% mía đường tinh khiết chứ không ngọt gắt, không bị chua khi để lâu như một số loại đường cát trôi nổi.
Đôi khi các bà nội trợ nghĩ rằng đường đơn giản chỉ là cung cấp vị ngọt cho pha nước, nêm nếm món ăn, làm bánh nên chỉ cần ngọt là được. Mà đường nào lại chẳng ngọt, đặc biệt, đường ký còn có thể ngọt hơn đường có thương hiệu, giá lại rẻ hơn. Nhưng ít ai biết được rằng, đường trôi nổi, không nhãn mác có thể tồn tại những nguy hại tiềm tàng cho sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng về lâu dài. Việc ngộ nhận nêu trên và tâm lý thích giá rẻ của người tiêu dùng có khả năng gây tác hại tới sức khỏe của chính họ và gia đình.
Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành mía đường Ông có thể cho người tiêu dùng biết thế nào là đường sạch và có lợi cho sức khoẻ?Ông Nguyễn Văn Lộc: Đường sạch là đường được sản xuất 100% từ mía áp dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính, không sử dụng hóa chất tẩy trắng, loại bỏ được hoàn toàn tạp chất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm được sản xuất và đóng gói trên dây chuyền tự động khép kín, dùng bao bì chuyên dụng cho thực phẩm. Sản phẩm đường tinh luyện sạch có độ tinh khiết rất cao - 99,9% độ pol vì vậy còn được gọi là đường trắng tinh khiết. Vì sản phẩm luôn có màu trắng tự nhiên, không biến màu trong quá trình lưu thông, mà những loại đường trôi nổi không có được. Trên bao bì sản phẩm luôn thể hiện ngày sản xuất và thời hạn sử dụng – một yếu tố rất quan trọng đối với thực phẩm.
Ông có khuyến cáo gì cho người tiêu dùng khi sử dụng đường?Ông Nguyễn Văn Lộc: Việc này hết sức đơn giản. Cũng như tất cả các loại thực phẩm khác, người tiêu dùng không nên chọn những sản phẩm không có nguồn gốc mà nên sử dụng những loại đường có nhãn mác, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để an tâm về chất lượng. Những loại đường có thương hiệu thường được nhà sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP của các cơ quan chức năng như nguyên liệu tự nhiên, loại bỏ hoàn toàn tạp chất, không có hóa chất tẩy trắng hay làm ngọt đồng thời được bảo quản bằng bao bì phù hợp…  Người tiêu dùng chỉ cần bỏ thêm một ít tiền nhưng có thể mua luôn được cả sự an tâm lẫn sức khỏe cho cả gia đình. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng không nên quá tin vào người bán, vì bản thân người bán nhiều khi có thể không có đủ thông tin về loại đường họ đang bán, hoặc họ không ý thức được mức độ nguy hại của đường trôi nổi. Các loại đường này còn là nguyên nhân gây mất vị món ăn, nước uống mà người nội trợ đã bỏ nhiều công sức để chuẩn bị, nấu nướng. Ngày nay, hệ thống phân phối của các nhà sản xuất đã được phát triển khá mạnh, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua đường sạch tại các siêu thị, các chợ và các tiệm tạp hóa, sản phẩm mang lại sự an tâm về sức khỏe cho cả nhà và nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày.